Dừa nạo sẵn một loại thực phẩm rất quen thuộc của chị em. Đây là nguyên liệu chính dùng để chế biến các món ăn thơm ngon, đậm đà bản sắc dân tộc như: bánh xèo, chè, xôi,…Dừa nạo sẵn tiện lợi giúp chị em tiết kiệm thời gian, công sức, chỉ cần mua về là có thể chế biến ngay. Vậy ở đâu bán dừa nạo sẵn đảm bảo phẩm chất, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hãy theo dõi bài viết sau đây chúng tôi sẽ mách bạn địa chỉ uy tín chuyên cung cấp dừa nạo sẵn.
Tìm hiểu thông tin chi tiết về trái dừa
Trái dừa là loại quả hạch, nhân cứng. Trái dừa có cầu tạo 3 phần. Phần thứ nhất là lớp vỏ bên ngoài được phủ cutin, phần thứ hai là xơ dừa hay còn gọi là trung quả bì, phần thứ ba là nội quả bì gồm có gáo, cơm dừa và nước.
Cơm dừa có giá trị dinh dưỡng cao
Tùy theo giống mà vỏ dừa dày hay mỏng, trung bình tầm 1 – 5cm, phần cuống có thể dày đến 10cm. Phần vỏ dừa được tạo thành từ xơ dừa và bụi xơ dừa, trong đó 30% là xơ dừa và 70% là bụi xơ dừa. Bụi xơ dừa có đặc tính hút và giữ ẩm cao. Nó có thể giãn nở từ 400 – 600% so với thể tích của chính nó.
Tùy theo giống mà phần gáo dừa có hình dạng khác nhau, độ dày trung bình của nó từ 3 – 6mm. Sau khi thụ phấn 4 tháng sau phần gáo dừa bắt đầu hình thành. Đến tháng thứ 8 thì gáo dừa chuyển sang màu nâu và cứng hơn.
Tầm tháng thứ 3 nước dừa sẽ được hình thành và đạt được thể tích cực đại ở tám tháng tuổi. Tuy nhiên khi trái càng khô thì thể tích nước càng giảm. Trong thành phần nước dừa chủ yếu là đường và muối khoáng.
5 tháng sau kể từ ngày thụ phấn thì cơm dừa bắt đầu hình thành. Đối với dừa lấy nước thì có thể thu hoạch từ tháng thứ 7. Riêng thu hoạch dừa nạo thì phải mất thời gian lâu hơn đến 12 tháng.
Tìm hiểu về sản phẩm dừa nạo
Dừa nạo là sản phẩm được làm từ cơm dừa. Trái dừa sau khi bỏ đi lớp vỏ ngoài, tiếp đó ta gọt sạch phần xơ dừa còn bám quanh gáo, bổ gáo dừa ra làm hai bạn sẽ thấy cơm dừa ở trong. Tiếp đó dùng máy nạo phần cơm dừa này ra. Bạn có thể nạo nhuyễn hoặc nạo thành sợi tùy theo nhu cầu
Trong dừa nạo giàu chất dinh dưỡng có lợi đối với sức khỏe con người, cụ thể như:
– Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g:
Trong 100gr dừa nạo chứa 1.481 kJ (354 kcal), 3.3 g chất đạm, 15.23 g Cacbohydrat, Đường: 6.23 g. Trong đó có 9.0 g chất xơ thực vật, 33.49 g chất béo, 29.70 g chất béo bão hòa, 1.43 g chất béo không bão hòa đơn, 0.37 g chất béo không bão hòa đa.
– Các loại Vitamin có trong cùi dừa:
Trong dừa nạo có chứa rất nhiều loại vitamin, nhiều nhất là Folate (B9):(7%) 26 μg, kế đến là Thiamine (B1): (6%) 0.066 mg, Pantothenic acid (B5):(6%) 0.300 mg, Niacin (B3): (4%) 0.54 mg, Vitamin B6: (4%) 0.054 mg, Vitamin C: 3.3 mg (4%) và cuối cùng là Riboflavin (B2): (2%) 0.02 mg
– Các loại khoáng chất có trong cùi dừa: Trong dừa nạo có chứa rất nhiều loại khoáng chất, nhiều nhất là Sắt: (19%) 2.43 mg, Phốt pho: (16%) 113 mg, Canxi: (1%) 14 mg, Kẽm: (12%) 1.1 mg, Magiê: (9%) 32 mg, Kali: (8%) 356 mg.
Dừa nạo giàu chất xơ, béo thực vật và vitamin
Ăn dừa nạo có tác dụng gì?
Ăn dừa nạo có công dụng gì? Dùng dừa nạo có lợi gì cho sức khỏe và nhan sắc là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Chúng tôi giải đáp thắc mắc của bạn ngay lập tức.
Tác dụng làm đẹp của cùi dừa
– Dừa nạo có tác dụng dưỡng da rất tốt không thua kém gì dầu dừa mà cách làm lại hết sức đơn giản. Bạn chỉ cần lấy phần cùi dừa đắp lên mặt là làn da sẽ mịn màng ngay tức khắc. Bạn lấy cùi dừa bằng cách tách nó ra khỏi gáo và dùng khi còn tươi, lưu ý nhớ rửa sạch.
– Cơm dừa là vị cứu tinh thần thánh chữa sạm da, nám da, kích ứng da. Nếu như vừa đi biển về, làn da bị sạm đi vì nắng bạn dùng cơm dừa cắt lát đắp vào vết bỏng đó lập tức nó sẽ dịu ngay.
– Cơm dừa còn có công dụng trị gàu mang lại cho bạn mái tóc bóng đẹp, sạch sẽ. Bạn trộn ít nước vào phần dừa nạo và vắt lấy cốt. Dùng phần nước cốt dừa này bôi lên tóc. Bạn ủ tóc qua đêm sau đó gội sạch tóc với dầu gội, gàu sẽ giảm hẳn và bị xóa sổ..
Cơm dừa có tác dụng dưỡng da mặt
Tác dụng cho sức khỏe của cùi dừa
– Cung cấp chất xơ, tốt cho tim mạch: Cơm dừa là loại thực phẩm giàu xơ, khi ăn cùi dừa bạn đang đưa vào cơ thể lượng chất xơ lớn giúp loại bỏ được nhiều cholesterol xấu gây những bệnh về tim mạch như đột quỵ, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim,….
– Tăng cường chức năng não bộ: Các chất dinh dưỡng có trong cơm dừa có công dụng nuôi dưỡng não bộ, hạn chế nguy cơ bộc phát các căn bệnh liên quan đến trí não và thần kinh như bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Đồng thời nó còn giúp an thần, tập trung, cải thiện trí nhớ, tăng cường sự tỉnh táo.
– Ngăn ngừa vô sinh ở nam giới: Ít ai biết rằng, cơm dừa có công dụng ngăn ngừa vô sinh ở nam giới. Trong cùi dừa chứa lượng chất khoáng dồi dào. Ăn cùi dừa giúp sản sinh selen cho đàn ông ngăn ngừa tốt chứng vô sinh ở giới mày râu.
– Tốt cho hệ tiêu hóa: cơm dừa thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Nó giúp đẩy lùi các bệnh về tiêu hóa như táo bón, viêm ruột, viêm tá tràng, kiết lị, trĩ,… Cơm dừa rất lành tính không gây tác dụng phụ cho con người..
– Phòng chống ung thư: Nhiều chất dinh dưỡng có trong cơm dừa có công dụng hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Ngoài ra nó còn bổ sung chất sắt, hạn chế tình trạng thiếu máu.
Cơm dừa giúp phòng tránh các bệnh về não bộ, thần kinh
Ăn nhiều dừa nạo có tốt không?
Ở người bình thường chỉ nên ăn dừa nạo 1 đến 2 lần trong tuần. Mỗi lần nhiều nhất là 1 lạng. Riêng những trường hợp bệnh nhân đái tháo đường, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, người dễ tăng cân hoặc bị béo phì, có tiền sử béo phì, người bị rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, người mắc chứng suy nhược,… thì hạn chế dùng dừa nạo, có thể không ăn, vì có thể sẽ làm cho sức khỏe chuyển biến xấu đi.
Bí quyết phân biệt dừa non, dừa bánh tẻ hay dừa nạo?
Đa phần người ta phân biệt dừa non, dừa bánh tẻ, dừa nạo thông qua mắt thường hoặc kinh nghiệm trong nghề. Tuy nhiên chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt đâu là dừa non, dừa bánh tẻ và dừa nạo một cách đơn giản và dễ dàng nhất. Dù cho bạn không phải người trong nghề vẫn có thể nhận biết được.
Dừa non
Dừa non có phần vỏ ngoài màu xanh tươi, cơm dừa thì non mềm. Bạn có thể dùng tay bấm vào phần cơm dừa để kiểm chứng. Khi bấm móng tay vào cùi dừa thì nó sẽ tiết ra một chất dịch có mùi thơm và béo ngậy. Bổ dừa ra làm đôi, ta sẽ thấy phần cơm dừa non mềm chưa thành hình.
Người ở quê chuyên trồng dừa hoặc dân buôn bán dừa lâu năm quan sát màu sắc là có thể nhận biết được dừa non, nhất là màu gần cuốn dừa. Theo kinh nghiệm của những người mua bán dừa cách nhận biết dừa non đơn giản là dùng móng tay cào phần vỏ dừa gần cuống, nếu cào ra vỏ dễ dàng thì còn non.
Dừa bánh tẻ (không quá già hay quá non)
Dừa bánh tẻ có vẻ ngoài nhạt hơn dừa non, lớp vỏ mềm, đều màu và không bị loang lổ. Bạn thử bằng cách bấm móng tay vào dừa, bạn sẽ thấy phần vỏ giòn và không dai. Bạn có thể mua dừa đã tách vỏ sẵn, bạn lưu ý chọn loại có phần cơm dừa màu trắng ngà, còn phần vỏ sát bên ngoài thì có màu nâu nhạt, không chọn loại cùi dừa có màu trắng trong, trắng đục hoặc hơi ngà ngà.
Nếu bạn mua dừa đã được lột phần vỏ ngoài chỉ còn lại phần gáo và cơm dừa thì nên chọn loại có các thớ bên ngoài sần sùi. Dừa bánh tẻ sau khi đã bỏ đi phần vỏ cứng, sẽ thấy 1 lớp vỏ màu nâu nhạt, không phải nâu đậm, có thể bấm thủng bằng ngón tay. Cơm dừa bánh tẻ có độ cứng và dai vừa phải, rất thích hợp để làm mứt dừa vì nó dẻo và ngọt, bùi hơn.
Dừa già
Để nhận biết đâu là dừa già bạn dùng cách cũ là bấm móng tay để kiểm chứng. Bấm móng tay vào cùi dừa, nếu như bấm không được, bấm khó hoặc bấm vào thấy khô đó là dừa nạo. Bạn cũng có thể dùng móng tay cào phần vỏ dừa gần cuống, nếu bạn không cào tróc được thì đó là dừa nạo.
Dừa nạo là dừa già có vỏ ngoài cứng, màu nâu sẫm, cơm dừa dày và khô, ở ngoài vỏ nổi nhiều múi. Tuy nhiên khi chọn dừa nạo bạn nên chọn dừa có cơm trắng và sáng màu vì nó còn tươi, không bị khô quá mất chất dinh dưỡng. Nếu chọn dừa còn vỏ bên ngoài thì nên chọn loại to, vỏ màu nâu sẫm chưa lên mộng để thu được phần cốt nhiều hơn.
Cách làm nước cốt dừa từ dừa nạo
Nước cốt dừa là tinh chất của dừa nạo, là nguyên liệu chính tạo nên các món ăn ngon, an toàn và đậm đà hương vị. Ngay sau đây chúng tôi sẽ mách bạn cách làm cốt dừa từ dừa nạo.
Nguyên liệu
1 trái dừa già
Cách làm
– Bạn có thể liên hệ Thực phẩm Đồng Xanh để mua dừa nạo sẵn tiện lợi thay vì phải đi chợ mua dừa chưa nạo. Nếu mua dừa chưa nạo bạn rất dễ mua nhầm và tốn thêm công sức, thời gian để tách vỏ và nạo cơm.
– Dừa nạo sau khi mua về trộn với một lượng nước vừa đủ, sau đó nhồi kỹ và vắt lấy nước cốt. Nước đầu là phần cốt nên rất đặc.
Cách vắt nước cốt dừa
– Sau khi vắt nước đầu bạn lại cho tiếp 1 ít nước ấm vào, nhào một lúc rồi lại tiếp tục vắt lấy nước. Đây là nước thứ 2 nên loãng hơn được gọi là nước dão dừa.
– Khi chế biến món ăn bạn nên cho phần nước dão vào trước. Nếu phần cốt đặc dùng để chan lên chè thì bạn phải chế biến lại. Bạn cho thêm nước lạnh + 1/2 thìa cà phê muối vào nước cốt, kế đến bạn đun sôi rồi cho ít bột năng vào, có thể cho thêm sữa đặc và sữa tươi.
– Phần xác dừa sau khi vắt các bạn nên giữ lại dùng nấu cơm, xôi…
Một số món ăn sử dụng nước cốt dừa là cà ri, xào lăn, chè,…. Khi chế biến các món ăn dùng nước cốt dừa bạn nhớ cho nó vào cuối cùng. Khi các nguyên liệu chín mềm, chuẩn bị tắt bếp mới cho nước cốt đặc vào.
Món cà ri ngon không thể thiếu nước cốt dừa